Vua Khang Hi háo sắc nhất triều Mãn Thanh?


Cập nhật: 01/01/1970

Cho đến những năm cuối đời, Khang Hi vẫn không ngừng triệu các cô gái xinh đẹp của vùng Giang Nam vào cung làm thiếp mà hoàn toàn không phải để sinh con cho ông ta. Vậy bí quyết nào để vị hoàng đế đa tình duy trì được sự sung mãn như vậy?

Cho đến những năm cuối đời, Khang Hi vẫn không ngừng triệu các cô gái xinh đẹp của vùng Giang Nam vào cung làm thiếp mà hoàn toàn không phải để sinh con cho ông ta. Vậy bí quyết nào để vị hoàng đế đa tình duy trì được sự sung mãn như vậy?

Vua Khang Hi

Hoàng đế Khang Hi (tiếng Mông Cổ: Enkh Amgalan Khan) (4 tháng 5 năm 1654 – 20 tháng 12 năm 1722), tên thật là Ái Tân Giác La Huyền Diệp, là vị Hoàng đế thứ 4 của nhà Thanh người Mãn Châu và là vua Thanh thứ hai trị vì toàn cõi Trung Quốc, từ năm 1661 đến năm 1722. Ông là vị hoàng đế tài ba, người đã thiết lập sự thịnh trị dài trên 130 năm của nhà Thanh, sau một loạt binh lửa can qua. 

Suốt cuộc đời của mình, Khang Hi không những nổi tiếng là ông vua tài giỏi, ông còn được nhắc tới là ông hoàng phong lưu đa tình nhất triều Mãn Thanh. Theo các nhà sử học Trung Quốc, ngoài hơn 200 phi tần trong hậu cung thì những mỹ nữ mà Hoàng đế Khang Hy từng “sủng ái” nhiều không kể hết. Cho đến những năm cuối đời Khang Hi vẫn không ngừng triệu các cô gái xinh đẹp của vùng Giang Nam vào cung làm thiếp mà hoàn toàn không phải để sinh con cho ông ta. Khang Hy cũng là ông vua có nhiều con với 35 người con trai và 20 người con gái, tổng cộng là 55 người. Bí quyết nào để vị hoàng đế đa tình duy trì được sự sung mãn như vậy? Câu hỏi này vốn luôn là mối quan tâm của nhiều thế hệ hậu thế sau này.

Tranh vẽ vua Khang Hi khi về già 

Người ta luôn coi Khang Hy là một hoàng đế lý tưởng của Nho giáo. Nhưng những phát hiện gần đây lại chứng minh điều hoàn toàn ngược lại. Khang Hy là một vị hoàng đế rất háo sắc, thậm chí là vị hoàng đế háo sắc nhất trong số các hoàng đế của vương triều này, hơn hẳn người cháu nổi tiếng phong lưu Càn Long.

“Ân ái” từ năm 12 tuổi

Khang Hi được đánh giá là vị vua phong lưu đa tình và háo sắc nhất thời đại nhà Thanh; thực hành chuyện “chăn gối” từ rất sớm. Vào năm 1665, khi mới 12 tuổi, Khang Hi đã cử hành hôn lễ với Hách Xá Lý – cháu gái Ngao Bái, vị đại thần nắm “quyền sinh, quyền sát” trong triều. Mặc dù đây là một cuộc hôn nhân chính trị và cả Hoàng đế lẫn Hoàng hậu đều còn nhỏ tuổi nhưng Ngao Bái đã dùng quyền lực của mình “xúc tiến” chuyện ân ái giữa hai người để sớm có thái tử. Chính vì vậy, sau khi kết hôn không bao lâu, Hoàng hậu Hách Xá Lý đã sinh được một người con trai. Tuy nhiên, hoàng tử này chỉ sống được 4 năm thì qua đời.

Sau khi loại trừ Ngao Bái, tự mình nắm giữ triều chính, Khang Hi không còn cần sự giúp đỡ của gia tộc họ vợ nữa. Mối quan hệ chính trị bị buông lỏng, lập tức, quan hệ giữa Hoàng đế và Hoàng hậu cũng không còn thân mật như những ngày đầu tiên. Các phi tần trong hậu cung của Khang Hy cũng bắt đầu nhiều dần lên. Nữu Cô Lục thị, Đồng Giai thị, Ô Nhã thị… người này nối tiếp người kia vào cung, đều là những ái phi mà Hoàng đế hết mực si mê. Trong số các hậu phi mà Khang Hi lấy sau này, nhỏ thì mới 11-12 tuổi, lớn nhất cũng không quá 15-16 tuổi, có người mới hơn 20 tuổi đã qua đời.

Chiếm đoạt cô ruột làm vợ

Ông vua phong lưu Khang Hi, ngay đến một cung nữ giặt đồ ông cũng không bỏ qua nên mới sinh ra vị bát hiền vương nổi tiếng. Sáu lần vi hành Giang Nam ông đã “sủng hạnh” vô số hững cô gái xinh đẹp, vì những cô kỹ nữ Giang Nam mà hai lần phế bỏ hoàng hậu. "Thanh đại ngoại sử" có chép, trong thời kỳ Khang Hy trị vì có một vị cách cách là con út của Hoàng Thái Cực, em gái của Thuận Trị, xét về vai vế là cô ruột của Hoàng đế Khang Hy. Có một vị đại thần thỉnh cầu cho cách cách này xuất giá. Khang Hy nghe xong nói: "Bây giờ mà còn bàn chuyện lấy chồng hay sao, ta đã nạp làm thiếp từ lâu rồi". Vị đại thần hết sức can ngăn vì hành vi trái luân thường đạo lý này. Nhưng Khang Hy bình thản nói: "Chắc gì. Nói rằng cùng họ không được kết hôn là chỉ chị em gái của mẹ và con gái của mình mới không được kết hôn. Nếu như là cô thì không phải mẹ của ta cũng không phải là con gái của ta, cũng không phải là chị em gái cùng sinh với ta nếu nạp làm thiếp cũng không việc gì"!

Cướp vợ đại thần

Một năm mừng thọ Thái hậu, hoàng đế hạ lệnh tất cả các phu nhân người Hán cũng như người Mãn đều phải vào cung chúc thọ một lượt. Tất nhiên cả những người vợ của văn võ bá quan cũng chuẩn bị công phu, mặc triều phục vào cung. Trong đó có vợ Trương Mỗ, một vị quan ở kinh thành, được ca tùng là quốc sắc thiên hương, xinh đẹp nhất trong số những bà vợ quan lại trong triều, Trương Mỗ vì thế mà tâm đắc lắm! Đến hết ngày, những người phụ nữ đều ngồi kiệu về nhà an toàn, chỉ có bà vợ xinh đẹp của ông quan họ Trương,  khi về tới nhà thì bộ y phục vẫn là bộ y phục ban đầu nhưng khuôn mặt đã khác, áo mũ cũng không chỉnh tề. Ai cũng  biết là việc gì đã xảy ra nhưng sợ gặp họa nên không dám nói nhiều. Cái lệ các mệnh phụ người Hán nhập cung cũng vì thế mà bị cấm chỉ.

Phong lưu nhưng vị hoàng đế này vẫn rất “tỉnh” khi đứng trước sắc đẹp

Tuy phong lưu nhưng vị hoàng đế này vẫn rất “tỉnh” khi đứng trước sắc đẹp, có không ít người đã ca tụng ông như vậy. Giống như vị giáo sĩ phương tây Joachim Bouvet đã gửi một bức thư dài cho Hoàng đế Pháp Nói rằng:

“Mấy năm trước, (Khang Hy) hoàng đế tới Nam Kinh để xem xét tỉnh Giang Nam, mọi người theo tập tục cũ cống cho Hoàng đế 7 cô gái đẹp. Ông ta nhìn qua một lần không ngoái đầu lại, từ chối không nhận. Ông ta cảnh giác chuyện các thi thần có ý dùng cơ hội tiếp cận ông ta, dùng nữ sắc để làm ông ta sa ngã, nên rất tức giận. Sau đó còn trừng phạt những người này nặng nhẹ khác nhau khiến mọi người hiểu rõ rằng hoàng đế nghiêm khắc như thế nào với những hành động lung lạc và làm ông ta sa ngã”.

Cận thần của Khang Hy là Lý Quang cũng từng nói:

“Tuần phủ Giang Đông Cát Lễ, nghênh giá ở Khánh Đô, dẫn đầu dân chúng mới thánh giá,… Cát Lễ cũng dâng bốn mỹ nữ lên, Khang Hy nói: “Dùng mỹ nữ để làm lung lạc ta, coi ta la người như thế nào đây?” Sau đó còn bí mật sai người điều tra mới biết những người bên cạnh mình đều được tặng món quà như vậy, càng biết thêm tội”.

Dù đam mê sắc đẹp nhưng sắc đẹp lại không làm vị vua này đắm chìm. Có lẽ đây chính là điểm khác biệt của Khang Hy với những ông vua phong lưu khác. Trong suốt những năm trị vì, ông đã chứng tỏ để chứng tỏ bản lĩnh và là “thủ đoạn” chính trị của mình, như chính thức năm quyền lực năm 16 tuổi, đánh đổ Ngao Bái và thế lực bè đảng, hoàn thành thống nhất đất nước… Thời kỳ Khang Hi cai trị, lãnh thổ Trung Quốc phía đông giáp biển, phía nam giáp Đại Việt, phía tây vượt Thông Lãnh, phía bắc đến Siberi. Từ trước đến thời Khang Hi, Trung Quốc chưa từng có thời kỳ nào lãnh thổ rộng lớn, thống nhất, đa sắc tộc và được quản lý hiệu quả, lâu dài như vậy!

Số 162 Tòa Nhà Trameco Khuất Duy Tiến,Thanh Xuân ,Hà Nội
Tel: 0966.994.360
Email: [email protected]
Đề Thám, P. Cầu Ông Lãnh , Quận 1, TPHCM.
Điện thoại:   0904.104.238
Email: [email protected]